Các công trình xây dựng dân dụng bao gồm
Công trình dân dụng là những công trình xây dựng bao gồm công trình công cộng và các loại nhà ở khác nhau. Chi tiết được quy định trong thông tư 12/2012/TT-BXD.
Để hiểu rõ về định nghĩa trên, chúng ta cùng tìm hiểu về phân loại của công trình xây dựng dân dụng sau đây:
- Nhà ở gồm nhà riêng lẻ (nhà ở nông thôn truyền thống, biệt thự, nhà liền kề) và chung cư (mini, thấp tầng, cao tầng, nhiều tầng, hỗn hợp)
- Công trình cộng đồng bao gồm các công trình giáo dục, công trình văn hóa, khách sạn, văn phòng; nhà khác, công trình y tế, thương mại; tháp thu phát sóng phát thanh; nhà ga, nhà phục vụ thông tin liên lạc, bến xe; phát sóng truyền hình, công trình thể thao các loại…
Công trình xây dựng dân dụng bao gồm những gì?
Phân cấp công trình dân dụng cụ thể nhất
Ngoài thắc mắc công trình dân dụng là gì thì việc công trình phân cấp như thế nào cũng rất được quan tâm. Dựa trên những quy định trong xây dựng, công trình dân dụng được chia thành các cấp sau:
- Công trình dân dụng cấp I: là những công trình mà tổng diện tích sàn trong khoảng từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2. Hoặc được quyết định bằng chiều cao. Công trình dân dụng cấp I sẽ có chiều cao từ 19 đến 20 tầng.
- Công trình dân dụng cấp II: là những công trình mà tổng diện tích sàn của nó trong khoảng từ 5000m2 đến dưới 10.000m2; hoặc có chiều cao từ 9 đến 19 tầng.
- Công trình dân dụng cấp III: là loại công trình có tổng diện tích sàn dao động từ 1000m2 đến dưới 5000 m2. Hoặc những công trình có độ cao trong khoảng 4 đến 8 tầng cũng được xếp vào loại công trình dân dụng cấp III.
- Công trình dân dụng cấp IV: là những công trình có tổng diện tích sàn dưới 1000m2 hoặc có chiều cao dưới 3 tầng.
- Công trình dân dụng cấp đặc biệt: là loại công trình mà tổng diện tích sàn của nó lớn hơn 15.000m2. Hoặc chiều cao rơi vào khoảng lớn hơn hoặc bằng 30 tầng.
Đây là những hạng mục chính của nhóm ngành xây dựng dân phổ biến hiện nay. Rất dễ để nhận thấy được mối liên hệ mật thiết từ lĩnh vực này với sự phát triển của kinh tế quốc gia. Bởi hầu như đây đều là các hạng mục vô cùng thiết yếu với hầu hết các hoạt động phát triển chung của kinh tế, xã hội. Hoặc dễ thấy nhất chính là sự liên kết mật thiết với mức sống của người dân.
Một số yêu cầu cần nắm khi phân cấp công trình dân dụng
Thông tư 12/2012/TT-BXD và QCVN/BXD112 có quy định về yêu cầu khi phân cấp hạng mục xây dựng nhà dân dụng như sau:
Yêu cầu phân cấp nhà ở
Tiến hành phân cấp nhà ở phải tính đến mức độ nguy hiểm cho tính mạng con người cùng với khả năng tháo chạy khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Như vậy, nhóm nhà ở được xếp vào nguy hiểm cháy theo công năng, ký hiệu là F. Còn nhà chung cư xếp vào nhóm F1.3 và nhà ở thuốc thuộc nhóm F1.4.
- Với nhà ở riêng lẻ, công trình từ 3 tầng trở lên không được dưới cấp III. Nói dễ hiểu là niên hạn sử dụng phải từ 20-50 năm và có độ chịu lửa cấp III
- Với chung cư cao đến 25 tầng phải có niên hạn sử dụng từ 50 – 100 năm và chịu lửa cấp II.
- Với chung cư từ 25 tầng trở nên phải được xây dựng lớn hơn cấp I cùng giới hạn chịu lửa cụ thể như sau:
- Bộ phận chịu lực R180, tường ngoài không chịu lực E60
- Tường buồng thang trong nhà REI 180, sàn giữa các tầng REI 90
- Chiếu thang, bản thang là R90